Home » Archives for 06/01/13
Cách chơi Wukong - Mỹ Hầu Vương
23:49 |Wukong là 1 chiến binh rất linh hoạt và có thể gây ra 1 lương sát thương rất lớn vì thế ta có thể đưa chiến binh này đi rừng hoặc đi đường trên. Tuy nhiên, trước cấp 6 Wukong không có CC (kĩ năng vô hiệu hoá đối phương) nên thường Wukong được sử dụng ở vị trí đường trên hơn. Và vì lí do là 1 chiến binh rất linh hoạt nên wukong có thể lên đồ theo hướng thiên về phòng thủ nhiều hơn (off –tank) hoặc thiên về tấn công nhiều hơn (DPS).
Kĩ năng
![]() | Mình đồng da sắt (nội tại): Tăng lượng giáp và kháng phép của Wukong dựa trên số lượng địch ở xung quanh |
Đây là kỹ năng thực sự thích hợp với một chiến binh tanker như Wukong… Có lợi nhiều cho Wukong vào khoảng thời gian đầu game và đặc biệt lợi trong những tình huống cả team đi xâm lăng rừng hoặc cướp bùa rừng đối phương. Và đến cuối trận đấu kĩ năng này đem lại cho Wukong 40 giáp và kháng phép trong những pha giao tranh lớn hay những pha tranh chấp Baron.
![]() | Thiết bảng ngàn cân: Đòn đánh kế tiếp của Wukong gây thêm lượng sát thương vật lí và giảm giáp kẻ địch trong thời gian ngắn |
Kĩ năng này giúp tăng khả năng quấy rối cũng như gây sát thương lên kẻ địch của Wukong. Ngoài ra, vì kĩ năng này có thể gây sát thương lên trụ nên giúp Wukong tăng tốc độ phá trụ rất nhiều tuy nhiên không trừ giáp được trụ.
![]() | Chim mồi: Wukong tàng hình trong 1.5 giây. Để lại một phân thân không thể điều khiển và gây sát thương phép lên kẻ địch xung quanh nó sau 1.5 giây |
Đây là kĩ năng rất linh hoạt của Wukong, nó có thể được sử dụng để chạy trốn, để gank hoặc để đe doạ đối phương nữa… Cách sử dụng cũng rất đa dạng: bạn có thể ấn W sau đó là đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái, hoặc đi ngược lại để chạy trốn hay nấp vào các bụi rậm gần đó. Ngoài ra, bạn còn có thể ấn S để lừa đối phương…
![]() | Cân đẩu vân: Wukong phóng tới kẻ địch và phân thân tấn công 2 kẻ địch gần đấy, gây sát thương vật lí lên chúng. |
Là kĩ năng thu hẹp khoảng cách và rất hữu dụng trong lúc truy đuổi hoặc lao vào mở combat.
![]() | Lốc xoáy: Wukong làm cho thanh thiết bảng dài ra rồi múa nó quanh bản thân, gây sát thương và hất tung kẻ địch lên. Wukong tăng tốc độ trong lúc xoay. |
Là một chiêu thức cuối rất lợi hại, được dùng để mở nhưng cuộc giao tranh cực tốt. Các bạn nên sử dụng kĩ năng Cân đẩu vân để trượt vào giữa đội địch rồi sau đó dùng Lốc xoáy hất tung tất cả địch lên. Đó là thời điểm rất tốt để cho đồng đội bạn có thể chọn vị trí tốt, tấn công kẻ địch…
Cách tăng điểm kĩ năng
Các kĩ năng hỗ trợ thích hợp : những kĩ năng hỗ trợ thích hợp với Wukong thường là : Thiêu đốt
kết hợp Tốc biến
. Kiệt sức
kết hợp Tốc biến
. Thiêu đốt kết hợp Tăng tốc …




Đá bổ trợ và Bảng bổ trợ
Đá bổ trợỞ vị trí solo top, có rất nhiều cách sử dụng đá bổ trợ cho Wukong nhưng tôi muốn giới thiệu 2 cách để đá bổ trợ phổ biến và hiệu quả:
- Đỏ : xuyên giáp ( 1.66) , sát thương ( 0.95)
- Vàng : giáp vật lí ( 1.41)
- Xanh : kháng phép ( 1.34)
- Tím : xuyên giáp ( 3.3) , sát thương ( 2.3)
Vì thế, bảng đá bổ trợ của chúng ta sẽ như sau:
Bảng đá xuyên giáp
Với cách để đá bổ trợ như trên khi kết hợp với hiệu ứng trừ giáp của “Thiết bảng ngàn cân”, lượng sát thương wukong gây ra gần như là sát thương chuẩn (true damage).Bảng đá tăng sát thương
Với cách để đá bổ trợ này giúp Wukong dễ hơn trong việc last hit, đẩy trụ nhanh hơn rất nhiều.Bảng bổ trợ
Ở vị trí đường trên, ta có thể để bảng bổ trợ cho Wukong theo nhiều hướng nhưng tôi đưa ra 2 cách để mọi người tham khảo:
Với cách tăng bảng bổ trợ như thế này wukong sẽ có thể gây 1 lượng sát thương lớn và thêm 1 chút hút máu để có thể giữ đường ( trụ lane) tốt hơn.
Cách lên đồ
Khởi đầu trận đấu với Giày thường
và 3 máu
hoặc Giáp lụa
và 5 máu
là những kiểu mua đồ quen thuộc nhất với những chiến binh đi đường trên.




Sau đó bạn có thể lên 1-3 đồ cộng tiền như : Mai rùa
, Đá hiền triết
, Kiếm vàng
… để farm và đánh nhau ở cuối trận. Hoặc chơi theo phong cách tấn công táo bạo thì nên mua 1-2 Kiếm Doran
và sau đó là Gậy hung ác
.





Giày ninja
hoặc giày thủy ngân
tùy thuộc vào đối thủ của bạn sử dụng sát thương vật lý hay sát thương phép.


Tam hợp kiếm
dường như đã là món đồ thiết yếu của Wukong

Chùy gai Malmortius
là món đồ cho bạn cả kháng phép và sát thương vật lý rất hữu dụng về cuối trận đấu.

Giáp thiên thần
, trường thương Atma
hoặc Khiên băng Randuin
, giáp máu Warmog
, Búa Băng
là những món đồ cần thiết cuối trận đấu để đảm bảo độ khỏe khoắn của Wukong.





Cách chơi Wukong
Đầu trận: Đầu trận đấu các bạn nên chơi an toàn , chỉ farm quái và sau đấy sử dụng combo Cân đẩu vân vào rồi Thiết bảng ngàn cân để quấy rối, cấu máu đối phương.. Trong trường hợp đối phương phản kháng mạnh thì các bạn nên sử dụng Chim mồi để chạy trốn.Giữa trận: Giữa trận là khoảng thời gian Wukong khá khỏe. Bạn nên chủ động quấy rối đối phương lien tục để rỉa máu và tìm kiếm cơ hội để sử dụng ulti kết liễu đối phương. Đồng thời có thể chủ động di chuyển ra đường giữa để giúp đồng đội tiêu diệt địch ở đường giữa ….
Cuối trận: Lúc này Wukong là kẻ mở combat ( cuộc giao tranh) rất đáng sợ. Với việc sử dụng Chim mồi ở những vị trí khuất tầm nhìn. Wukong có thể áp sát đối phương rất nhanh và sử dụng kĩ năng cuối Lốc xoáy của mình để hất tung hết địch thủ lên. Vì là bruiser ( chiến binh càn quét) nên bạn cố gắng di chuyển sâu vào long địch và cố gắng để lung giết ( chase) AD carry và AP carry đối phương.
Có thể nói, Wukong là một tướng khá khỏe và có khả năng chiến đấu tốt trong Liên Minh Huyền Thoại. Nếu biết cách sử dụng chiến binh này một cách thành thạo, bạn hoàn toàn có thể tỏa sáng trong một trận đấu cùng đồng đội của mình.
Tìm hiểu sức mạnh của đấu sĩ đường trên
20:42 |Được nhắc tới bài viết về metagame - những nguyên tắc chiến thuật của Liên Minh Huyền Thoại (LMHT), đấu sĩ đường trên là một vị trí đi một mình ở đường trên, thường là một tướng đấu sĩ cận chiến mạnh và cứng cáp. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của những đấu sĩ ở vị trí này. Nhiều tên tuổi đã đi lên từ vị trí này, như
Irelia của Wickd,
Nidalee của MaKNooN... như các bạn đã được thấy trong vòng chung kết cách đây không lâu.


Gần đây, một số cuộc tranh luận nổ ra về sức mạnh của các đấu sĩ đường trên, cho rằng những tướng này quá mạnh so với các tướng ở vị trí khác. Những người tham gia tranh luận, trong đó có cả nhân viên thiết kế game của Riot Games, hầu hết đồng ý rằng những tướng có thể đi một mình ở đường trên đều đứng trên ranh giới giữa cân bằng và quá mạnh. Chúng ta thử phân tích xem vì sao hiện tượng này lại xảy ra nhé.
Vai trò trong đội hình giao chiến và vị trí trên bản đồ
Thông thường, một đội hình 5 tướng sẽ có 2 - 3 tướng cận chiến đứng ở hàng đầu khi giao chiến, và 2 - 3 tướng đánh xa đằng sau. Cứng cáp và có khả năng vô hiệu hóa hay sát thương cao là những điều tướng cận chiến cần có để có thể vừa giao chiến vừa bảo vệ những tướng mỏng manh đằng sau, thu hút sự chú ý của đối phương về mình. Các pháp sư và tướng sát thương chính (hầu hết rất yếu và có tầm đánh xa) được sở hữu vị trí đường giữa và đường dưới nhờ lợi thế địa lý. Tướng hỗ trợ, đi cùng với tướng sát thương, được lựa chọn dựa trên kỹ năng chứ không phải tầm đánh; nên vị trí đi rừng và đường trên luôn là 2 tướng cận chiến để hợp với đội hình cơ bản.
Chính vì lý do phải kết hợp vào đội hình, nên tướng đi rừng và đấu sĩ đường trên phải bù đắp cho nhau để có hiệu quả cao nhất khi giao chiến. Ví dụ
Jayce ở đường trên có sát thương lớn thì
Maokai mang tới độ cứng tự nhiên và khả năng vô hiệu hóa từ hiệu ứng trói chân và đẩy lùi. Hoặc ngược lại,
Shen ở đường trên với khả năng chịu đòn vượt trội và kỹ năng khiêu khích thì
Nocturne có sát thương cực cao và khả năng phi thân từ khoảng cách rất lớn, làm địa điểm cho Shen nhanh chóng Nhất Thống tới khu vực giao chiến.




Tuy cầm búa nhưng Jayce có thể bắn cực xa và cực mạnh
Ở nửa đầu trận đấu, khi mà Baron chưa xuất hiện và đội cũng chưa đủ lực để diệt Baron một cách an toàn, thì phía trên của bản đồ trở nên không quá quan trọng. Nhân lực lúc này (tướng đi rừng và pháp sư đường giữa) thường dồn xuống khu vực phía dưới bản đồ nơi có Rồng (190 vàng mỗi tướng tức 950 vàng cho cả đội) để bảo vệ khu vực này, cũng như nuôi lớn tướng sát thương chủ lực. Đường trên lúc này thường trở thành một chiến trường cô độc của 2 tướng vì họ ở quá xa để có thể đến giúp đỡ đồng đội (trừ Shen với khả năng Nhất Thống toàn bản đồ - lý do duy nhất để Shen được ưa chuộng).
Chiến trường cô độc với những chiến binh hoàn hảo
Lúc này các bạn có thể hình dung ra rằng các đấu sĩ đường trên có một trận đấu nhỏ của riêng mình. Nếu rời vị trí, trụ ở đường trên có thể vỡ. Nếu không rời vị trí, họ không giúp được đồng đội có thể đang thất thế. Chính vì vậy, họ phải tạo ảnh hưởng thật lớn trên cục diện toàn trận đấu.
Ít nhất, khi đồng đội đang thua ở Rồng (950 vàng) vì đấu sĩ của họ xuống giúp thì bạn có thể một mình ăn trụ và bù lại cho cả đội (150 vàng mỗi tướng 750 vàng). Để làm được điều này, một đấu sĩ đường trên phải có thể vừa diệt lính nhanh, vừa có độ cứng và sát thương để trực tiếp đấu tay đôi với đấu sĩ đối phương và đẩy lùi hoặc hạ gục mục tiêu. Độ cứng này, hoặc khả năng hồi máu vượt trội, càng trở nên cần thiết khi tướng đi rừng hoàn toàn có thể lên gank, biến cuộc giao đấu trên đó thành 1 chống 2.
![]() |
Khi đã thua về trang bị thì lại gần lính để dính rìu là chuyện bình thường |
Một đấu sĩ đường trên giỏi sẽ biết cách giữ đám lính luôn ở khoảng giữa để dễ dàng thoát thân khi bị gank. Tệ hơn nữa khi bạn để mất 1 mạng cho đối thủ - một sơ suất nhỏ chẳng hạn. Một mạng đó, nhất là "First Blood" cho phép đối thủ vượt bạn ít nhất 300/400 tiền, một lượng kinh nghiệm và một lượng tiền farm nữa. Lợi thế đó biến trận đấu đường trên trở thành một chiều, trừ khi tướng đi rừng lên giúp ít nhất 2 lần để bạn có thể thiết lập lại thế cân bằng.
Chống lại đấu sĩ đường trên
Với sự hoàn hảo cần thiết như vậy, điều tất yếu xảy ra là những đấu sĩ đường trên được cho là quá mạnh so với các tướng khác. Khi Riot Games thiết kế các tướng, họ chú ý tới môi trường thi đấu chuyên nghiệp nơi có khả năng xử lý hoàn hảo, tận dụng tối ưu sức mạnh của một tướng.
Và thế là những tướng được thiết kế để đi đường trên được cho tất cả mọi thứ. Chẳng hạn như Irelia với khả năng hồi máu, giảm thời gian bị vô hiệu hóa, tiếp cận nhanh, đánh choáng và gây sát thương chuẩn cực cao. Jayce với khả năng tấn công từ khoảng cách an toàn cũng như tăng giáp và kháng phép nếu cần tiếp cận mục tiêu nhanh và làm chậm, đánh đẩy lùi và tăng tốc độ di chuyển chưa kể lượng sát thương cực lớn và trên nhiều mục tiêu. Một vấn đề nữa được đặt ra là các tướng mới phải có khả năng ngang ngửa với tướng cũ để có thể giao đấu ở đường trên.
Irelia - biểu tượng của đấu sĩ đường trên
Việc chọn tướng chống lại đối phương ở đường trên tương đối khó khăn, bởi vì đấu sĩ đã quá hoàn hảo. Bạn gần như không thể chọn một tướng sau khi đối phương chọn rồi tham chiến với tỷ lệ 100% chiến thắng. Một ví dụ là
Riven - với khả năng cận chiến tốt, kỹ năng di chuyển liên tục chống làm chậm, đánh choáng cũng như giáp dựa theo sát thương. Chúng ta có thể lấy
Yorick để chống lại Riven, nhưng Yorick thực ra cũng không khác gì: Làm chậm từ xa, sát thương tốt, hút máu từ xa, giảm sát thương nhận được và hơn hết là đống lâu la của hắn. Hoặc
Jax, tất nhiên là với bộ kỹ năng gây hai kiểu sát thương cùng với khả năng tránh đòn tấn công vật lý gây choáng và lượng giáp rất đáng kể.



Rất nhiều đấu sĩ đường trên không giữ được sức mạnh so với các tướng khác khi trận đấu kéo dài, nhưng điều này không phải là không có ngoại lệ. Riven với tổng tỉ lệ tăng sát thương kỹ năng từ sát thương tay cộng thêm tới 640% và tăng 20% tổng sát thương tay; hay Jayce với khả năng tăng 30% sát thương tay và 300% tốc độ đánh chỉ với một kỹ năng, đều có thể gây ra sát thương cực kỳ đáng kể nhất là vào cuối trận đấu.
Một thanh kiếm khổng lồ chém ra một kỹ năng kết liễu từ xa - còn gì hơn?
Tương lai của đấu sĩ ở mùa giải thứ 3
Những vấn đề của đấu sĩ đường trên hiện tại đang được cân nhắc và sửa đổi để trở nên cân bằng hơn so với các tướng khác. Việc mở ra các hướng mua trang bị mới sẽ cho phép các tướng có lối chơi linh hoạt hơn cũng như cho các tướng hiện-đang-được-coi-là-yếu- cơ hội tham chiến. Xu hướng của người chơi luôn thay đổi, và việc cân bằng tuyệt đối có thể rất khó xảy ra. Chúng ta cùng hy vọng một kỷ nguyên mới cho LMHT ở mùa giải thứ 3 như Riot Games đã làm được với mùa giải thứ 2.
Cách chơi Cho'Gath - Quái Vật Hư Không ở vị trí đường trên
20:38 |Cho'Gath là một tướng pháp sư đỡ đòn khá đặc biệt trong Liên Minh Huyền Thoại. Quái Vật Hư Không này sở hữu bộ kĩ năng có thể gây sát thương khá lớn cũng như khả năng gây sát thương không thua kém các pháp sư ở đường giữa, đồng thời lại khá trâu bò với chiêu cuối của mình. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng Cho'Gath một cách thật hiệu quả?
![]() |
Trang phục Cho'Gath hóa thạch. |
Bộ kĩ năng
![]() | Thú Ăn Thịt (Passive)
|
![]() | Rạn Nứt (Q)
|
![]() | Tiếng Gầm Hoang Dã (W)
|
![]() | Phóng Gai (E)
|
![]() | Xơi Tái (R)
|
Bảng bổ trợ và ngọc bổ trợ
Cho'Gath có thể sử dụng bảng bổ trợ 9/12/9 để có những chỉ số cần thiết cho bản thân: khả năng đánh xuyên phép ở nhánh Công, giáp và máu ở nhánh Thủ cùng tốc độ di chuyển ở nhánh Đa dụng. Về cơ bản Cho'Gath là một tướng cận chiến nên có sẵn tốc độ di chuyển khá cao, kết hợp với bảng bổ trợ và ngọc sẽ cho khả năng di chuyển vô cùng linh hoạt. Một lí do nữa là với Xơi Tái, khi càng trở nên to lớn, Cho'Gath càng trở nên chậm chạp nên cần tăng tốc độ di chuyển để bù lại.

Bảng bổ trợ 9/12/9 cho Cho'Gath.
Về ngọc bổ trợ, Cho'Gath có thể sử dụng bộ ngọc như sau:
- Đỏ: xuyên kháng phép, tăng tốc độ đánh.
- Vàng: giáp vật lí.
- Xanh: kháng phép cộng thẳng/theo cấp.
- Tím: tăng tốc độ di chuyển, sức mạnh phép thuật cộng thẳng.
Trang bị
Cho'Gath vừa cần sức mạnh phép thuật để có thể kết thúc đối thủ thật nhanh lại vừa cần trở nên cứng cáp bởi tầm tấn công khá hạn chế của mình. Những trang bị phù hợp với quái vật này sẽ là:
Giày thủy ngân: với một tướng như Cho'Gath, giày thủy ngân dường như là lựa chọn hoàn hảo nhất khi đi đường trên. Tuy nhiên nếu muốn nâng cao sức tấn công các bạn cũng có thể cân nhắc
Giày phù thủy.
Trượng ngàn tuổi: chiếc trượng ngàn tuổi dường như được thiết kế dành riêng cho Cho'Gath bởi những chỉ số mà nó mang lại đều cần thiết với vị tướng này.
Gậy đầu lâu: công thủ toàn diện là cách chính xác nhất để nói về chiếc gậy đầu lâu trên Cho'Gath. Hơn thế nữa, nó còn giúp cho đồng đội của chúng ta gây được nhiều sát thương phép thuật hơn với khả năng trừ kháng phép của địch thủ.
Trượng pha lê Rylai: Phóng Gai có khả năng kết hợp với trượng pha lê để làm chậm đối phương, còn gì tuyệt vời hơn việc giữ chân đối thủ bằng những đòn đánh thường phải không các bạn.
Đao tím: nếu bạn được tướng farm rừng nhường ăn bùa đỏ, đao tím sẽ là một món đồ hoàn hảo khi kết hợp với bộ kĩ năng của Cho'Gath. Như rồng thêm cánh, lúc này chúng ta có thể khiến đối phương dính cứng luôn với bộ kĩ năng làm chậm, hất tung, làm câm lặng.
Di thư cổ: nếu khả năng phục hồi từ Thú Ăn Thịt vẫn là chưa đủ, các trang bị giúp tăng khả năng hút máu phép sẽ là lựa chọn hoàn hảo, đặc biệt là khi nó còn có thể kết hợp với Phóng Gai.
Giáp thiên thần: đã trâu nay còn trâu hơn.
Các bạn cũng có thể thử những trang bị khác trên Cho'Gath, miễn là sử dụng hợp lí thì chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng theo hướng đi riêng của mình.
Hướng dẫn chơi cơ bản
Phép bổ trợ hợp lí nhất cho Cho'Gath là Tốc Biến + Thiêu Đốt, nếu muốn trợ giúp đồng đội nhiều hơn thì Tốc biến + Dịch Chuyển cũng là một giải pháp hợp lí.
Cách tăng kĩ năng cho Cho'Gath.
- Rạn Nứt: học ở cấp 1, 3, 5, 7, 9.
- Tiếng Gầm Hoang Dã: học ở cấp 2, 8, 10, 12, 13.
- Phóng Gai: học ở cấp 4, 14, 15, 17, 18.
- Xơi Tái: học ở cấp 6, 11, 16.
Rạn Nứt được học tối đa đầu tiên bởi đây là kĩ năng gây sát thương và quấy rối chính của Cho'Gath, sau đó là Tiếng Gầm Hoang Đã để tăng sức mạnh cho combo Q W. Phóng Gai được học ở cấp 4 để Cho'Gath có thể last hit tốt hơn và cuối cùng, Xơi Tái được học ngay khi có thể.
Trong những cấp độ đầu, nhiệm vụ của Cho'Gath chủ yếu là ăn lính và quấy rối đối phương bằng combo Rạn Nứt + Tiếng Gầm Hoang Dã. Chỉ cần khả năng last hit chuẩn và sử dụng kĩ năng chính xác thì giai đoạn trụ đường của Cho'Gath sẽ rất khó chịu bởi quái vật này có thể phục hồi máu và năng lượng từ những quái vật mà hắn tiêu diệt được.
Về cơ bản, Cho'Gath cũng tương đối khó bị gank bởi kĩ năng Rạn Nứt có tầm tác dụng tương đối rộng. Chỉ cần sử dụng trúng ít nhất một tướng địch thì cuộc gank của đối phương sẽ trở nên vô nghĩa. Lưu ý: Phóng Gai có thể giúp Cho'Gath ăn lính dễ hơn nhưng cũng sẽ đẩy đường một cách thụ động, hãy bật tắt kĩ năng này một cách hợp lí để giữ đường của bạn ở trạng thái cân bằng.
![]() |
Cho'Gath có thêm hiệu ứng khi sử dụng Phóng Gai. |
![]() |
Sử dụng Rạn Nứt để quấy rối đối phương. |
Cho'Gath có thể tích trữ 6 điểm từ Xơi Tái, do vậy các bạn có thể tranh thủ sử dụng kĩ năng này để ăn quái mỗi khi không có giao tranh; tuy nhiên cũng không nên lạm dụng để tích cho đủ số điểm cộng dồn bởi rất có thể, chúng ta sẽ rơi vào tình huống đánh nhau mà không có chiêu cuối và đó thực sự là một bất lợi rất lớn.
Cho'Gath với thân hình khổng lồ khi có đủ 6 điểm cộng dồn.
![]() |
Nasus trông thật nhỏ bé trước quái vật Cho'Gath. |
Với Xơi Tái, việc ăn cướp rồng hay Baron cũng trở nên đơn giản hơn nhiều bởi kĩ năng này sẽ gây ra lượng sát thương tương đương với Trừng Phạt ở cùng cấp độ. Đừng ngại hi sinh bản thân vì lợi ích của cả đội.
Mặc dù có hơi hướng của một pháp sư nhưng Cho'Gath vẫn sở hữu lượng máu khá lớn, do vậy quái vật này có thể dẫn đầu trong những pha băng trụ tiêu diệt địch, hãy hổ báo hơn bình thường nhé. Nhìn chung cách chơi Cho'Gath không có gì đặc biệt ngoài việc sử dụng Rạn Nứt chính xác để bắt đầu các combo khác, chỉ cần nắm được bí quyết này là bạn đã thành công 50% rồi đấy.
Đối đầu với Cho'Gath
Ở đường trên, giờ đây có rất nhiều vị tướng có thể thi đấu ngang ngửa thậm chí đì đọt Cho'Gath khá tốt. Tác giả xin đưa ra một vài gợi ý.
Garen: với bộ kĩ năng độc đáo của mình, Garen có thể lấn áp bất kì tướng cận chiến nào ở đường trên và Cho'Gath không phải một ngoại lệ.
Volibear: Volibear đang nổi lên như một lựa chọn khá tốt cho đường trên, kết quả từ nhiều trận đấu đã cho thấy Volibear thi đấu khá ngang ngửa với Cho'Gath.
Nidalee: cô nàng thợ săn hóa thú này cũng là một đối thủ khá khó chịu ở đường trên và chỉ cần khéo léo, chắc hẳn Nidalee sẽ không hề e ngại Cho'Gath.
![]() |
Những đối thủ khó chịu của Cho'Gath ở đường trên. |